1. Nguyên nhân gây ra loãng xương
Bệnh loãng xương là tình trạng suy giảm mật độ xương và tổn thương vi cấu trúc của xương bao gồm cả cấu trúc hữu cơ và cấu trúc vô cơ. Điều này làm suy giảm sức mạnh của xương, khiến cho xương dễ bị gãy, đây cũng chính là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh loãng xương. Có rất nhiều nguyên nhân gây loãng xương, các nguyên nhân này có thể chia làm 2 nhóm chính, đó là nhóm nguyên nhân nguyên phát và thứ phát.
*Nguyên nhân nguyên phát:
Tuổi tác và lão hóa: đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng mất xương dẫn đến loãng xương.
Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình bạn có một vài người đã hoặc đang bị bệnh loãng xương thì bạn có nguy cơ cao bị loãng xương.
Giới tính: tỷ lệ nữ giới bị loãng xương cao hơn nam giới.
Sắc tộc: người da vàng và da trắng có nguy cơ bị loãng xương cao hơn người da đen.
*Nguyên nhân thứ phát:
Hormon sinh dục nữ giảm: ở phụ nữ đến thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh thì lượng hormone estrogen trong máu bị suy giảm một cách đáng kể bởi sự suy thoái của buồng trứng. Suy thoái hormon estrogen làm tăng hoạt tính tế bào tủy xương, làm cho khối lượng xương sẽ mất dần theo năm tháng. Kể từ khi mãn kinh, mỗi năm phụ nữ mất khoảng từ 2 – 4% mật độ xương.
Chế độ dinh dưỡng: nếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày không cung cấp đủ canxi, photpho, magie, albumin dạng keo, axit amin, và thiếu các nguyên tố vi lượng thì sẽ dễ dàng dẫn đến bệnh loãng xương. Ngoài ra, uống quá nhiều hoặc lạm dụng rượu, cafe sẽ làm giảm sự hấp thu canxi và làm giảm khả năng sử dụng canxi của cơ thể.
Từng bị gãy xương hoặc tiền sử còi xương: Ngoài yếu tố về chế độ dinh dưỡng và nội tiết tố còn có nhiều yếu tố thuận lợi làm cho bệnh loãng xương ở người cao tuổi tăng lên nếu như: tiền sử bị còi xương lúc còn nhỏ, hàng ngày ít vận động, béo phì hoặc từng bị gãy xương.
2. Các biểu hiện của loãng xương
Hầu hết các trường hợp loãng xương giai đoạn đầu không có triệu chứng gì đặc hiệu ngoài những dấu hiệu chung chung như mệt mỏi, ăn uống kém, nhức xương không thường xuyên. Đau nhức xương hay gặp là đau lưng, đau chân tay, các khớp và mỏi bại hông, đặc biệt là các khớp xương chịu lực mạnh như: xương sống, khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng, các xương dài như xương đùi, xương cẳng chân, xương cánh tay, cẳng tay, đốt sống thắt lưng và dễ dàng bị gãy xương do bị ngã, vấp.
3 dấu hiệu cần đi khám ngay:
Bạn nên lưu ý đi khám bác sĩ chuyên khoa khi có các dấu hiệu sau:
– Đau nhức xương: Đau nhức tại các đầu xương hay đau mỏi dọc theo các xương dài, đau như châm chích toàn thân và tăng về đêm.
– Đau cột sống lưng: Đau ngang thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn. Đau cột sống, có thể kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, giật cơ khi thay đổi tư thế.
– Rối loạn tư thế cột sống, chuột rút: Các đốt sống bị lún, xẹp dẫn đến gù lưng khi lớn tuổi, cong vẹo cột sống, giảm chiều cao. Cơ thể gặp cảm giác ớn lạnh, bị chuột rút, thường ra mồ hôi.
3. Cách phòng chống cơ bản
Loãng xương tuy rất nguy hiểm, nhưng quá trình để dẫn đến loãng xương thường rất dài, và có thể phòng chống hoặc làm chậm quá trình loãng xương bằng những biện pháp rất dễ áp dụng.
Bổ sung canxi qua thực phẩm :
Tăng cường trong chế độ ăn các thực phẩm giàu canxi như:
+ Sữa và các sản phẩm của sữa như: sữa chua, phomai…
+ Cá, nhất là cá mòi, cá thu.
+ Các loại rau củ hạt: súp lơ xanh, cải xoăn, củ cải đường, rau xanh đậm, hạt đậu nành.
Bổ sung vitamin D
Một trong những lợi ích quan trọng nhất của vitamin D là giúp cho quá trình hấp thu canxi và phát triển hệ xương. hầu hết mọi người đều không dành đủ thời gian dưới ánh mặt trời nên có thể bổ sung Vitamin D bằng thực phẩm.
Các thực phẩm giàu vitamin D như:
+ Cá béo: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá chình… Ngoài ra, trong thịt cá còn giàu protein và omega-3
+ Nấm: Các loại nấm có khả năng chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành vitamin D, thậm chí vitamin D từ nấm không bị mất đi nhiều khi chế biến.
+ Trứng: Trong trứng có tiền chất của vitamin D và theo nghiên cứu hàm lượng cholesterol trong trứng ít hơn so với các thực phẩm có chất béo bão hòa. + Sữa và các chế phẩm từ sữa: 1 ly sữa có thể cung cấp đến 100 IU vitamin D.
+ Dầu gan cá: Chỉ cần 1 thìa loại dầu cá này cũng cung cấp gấp đôi lượng Vitamin D mà cơ thể cần mỗi ngày, do vậy nếu không muốn uống quá liều cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
+ Bổ sung bằng thuốc: Là liệu pháp điều trị các trường hợp nặng và phải có chỉ định liều lượng của bác sĩ.
Tập thể dục đều đặn, phù hợp với tình trạng sức khỏe
Giúp tăng cường sự cân bằng và duy trì độ dẻo dai của hệ thống xương, giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương ở người lớn tuổi.
Khám định kỳ
Nên đến bệnh viện kiểm tra mật độ xương định kỳ. Đây là cách duy nhất giúp phát hiện sớm bệnh loãng xương.
Bỏ hút thuốc lá
Việc hút thuốc thường xuyên cũng làm tăng 10 lần nguy cơ loãng xương và tăng 2 lần nguy cơ gãy xương cột sống và xương hông. Hút thuốc còn khiến vết gãy ở xương khó phục hồi.
Bệnh loãng xương gây nhiều hậu quả nặng nề dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống và giảm tuổi thọ. Khi đã bị loãng xương thì chi phí điều trị rất cao, thời gian điều trị kéo dài, thuốc điều trị gây nhiều tác dụng phụ. Do vậy việc phát hiện sớm và điều trị ngay từ đầu rất có ý nghĩa để phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.
Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Quốc tế NewHouse Việt Nam đã nghiên cứu và thành công trong việc đưa ra các sản phẩm dinh dưỡng, đặc biệt là dinh dưỡng cho người lớn tuổi như dòng OGN SURE GOLD, DAIRY PRO SURE GOLD – Sản phẩm đặc trị giúp hồi phục và tăng cường sức khỏe, dòng OGN CANXINANO – Sản phẩm giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa loãng xương.
Dinh dưỡng cao năng lượng, tỷ lệ cân đối chất đạm, chất béo, chất bột đường, cùng hệ Vitamin và khoáng chất đa dạng, OGN Sure Gold,… cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng giúp nhanh chóng hồi phục và tăng cường sức khỏe Chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quyết định trong cách phòng ngừa và kiểm soát các vấn đề tim mạch, tăng cường và hồi phục sức khỏe. OGN
Sure Gold,… có công thức tốt cho hệ tim mạch với MUFA, PUFA, Omega 3, Omega 6 là nhóm chất béo không no được chứng minh giúp cải thiện mỡ máu hiệu quả, giảm nguy cơ các bệnh tim mạch cao như cao huyết áp, xơ vữa mạch, suy tim.