Dị ứng đạm sữa bò là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ Việt Nam hiện nay. Những trẻ bị dị ứng đạm sữa bò cần phải có những lưu ý để đảm bảo vẫn có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé phát triển một cách toàn diện.
Dị ứng đạm sữa bò là gì?
Dị ứng đạm sữa bò là phản ứng miễn dịch của cơ thể trẻ với thành phần đạm trong sữa bò và những sản phẩm có nguồn gốc từ sữa bò (sữa chua, phô mai,…) Dấu hiệu dị ứng đạm sữa bò xuất hiện ở khoảng 5-15% trẻ em từ 1-5 tuổi. Chỉ có khoảng 2-7,5% trẻ được chẩn đoán dị ứng đạm sữa bò và các dấu hiệu sẽ dễ bị nhầm lẫn với các chứng khác như: rối loạn tiêu hóa thông thường, bất dung nạp lactose hoặc tiêu chảy do nhiễm khuẩn… Khi trẻ bị dị dững đạm sữa bò thì cần chuyển sang sử dụng các sản phẩm không có nguồn gốc từ đạm sữa bò để tránh gây ra tình trạng dị ứng.
Các biểu hiện lâm sàng của trẻ bị dị ứng đạm sữa bò như:
– Da: Có thể sưng môi và mi mắt, nổi mề đay, viêm da cơ địa…
– Tiêu hóa: Thường xuyên trào ngược dạ dày thực quản, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, có thể chảy máu trong phân, thiếu máu, thiếu sắt…
– Hô hấp: Ho, sổ mũi, khò khè
– Toàn thân: Bé mệt mỏi, uể oải, không vui vẻ, ăn kém, chậm tăng trưởng
Những lưu ý cực quan trọng về dinh dưỡng khi chăm sóc bé bị dị ứng đạm sữa bò
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ bị dị ứng đạm sữa bò, cha mẹ cần phải lưu ý những điểm quan trọng sau đây để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ phát triển khỏe mạnh.
– Với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó như mẹ ít sữa, thiếu sữa,… mà không đủ sữa cho trẻ bú thì mẹ có thể tham khảo sử dụng các dòng sữa bò thủy phân, sữa công thức amino acid hoặc sữa có nguồn gốc đạm sữa dê (với bé dị ứng thể nhẹ). Bé bú mẹ 100% nhưng có dị ứng thì mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn chế độ ăn loại bỏ đạm sữa bò (sữa tươi, sữa đặc, sữa chua, phô mai…).
– Bé sau 6 tháng tuổi: Ngoài sữa thì trẻ cần ăn thức ăn bổ sung (ăn dặm). Lúc này, theo nguyên tắc thì dị ứng cái gì phải tránh cái đó. Nên cha mẹ cần lưu ý đạm sữa bò thường có trong các món ăn như: bánh ăn dặm, sữa chua, váng sữa, phô mai, kem, bơ… khi chọn bất kỳ thực phẩm nào cho trẻ, hãy để ý tới thành phần bằng cách đọc nhãn ghi trên hộp. Nếu thành phần có nguồn gốc đạm sữa bò thì nên loại khỏi thực đơn của bé. Ngoài ra, các loại bánh như: bánh mì, bánh quy, bánh ngọt, flan,… cũng hay có thành phần sữa bò nên các bạn cũng tránh sử dụng cho con. Khi chế biến thức ăn cho trẻ không nên cho các sản phẩm từ sữa bò vào.
– Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc đạm sữa dê: Đạm sữa bò sau khi thủy phân cắt nhỏ thì mùi vị sữa đã bị thay đổi khiến sữa có vị nhặng đắng làm cho các bé khó uống. Lúc này sữa dê cũng được xem là lựa chọn phù hợp với các bé có cơ địa dị ứng đạm sữa bò vừa và nhẹ vì trong đạm sữa dê tỉ lệ αs1-Casein thấp hơn.
Sữa dê OGN Milk Goat BA&IQ là sữa giàu dinh dưỡng khi 250ml cung cấp khoảng 169Kcal và còn chứa rất nhiều các aicd amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được như: Lysin, Trytophan, Cystine, Isoleucin… Đặc biệt sản phầm còn chứa 1000mg sữa non giúp tăng đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích tăng sinh hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn từ đó giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, phát triển chiều cao và cân nặng tốt hơn.
Đạm, chất béo của sữa dê OGN Milk Goat BA&IQ có cấu trúc phân tử ngắn, ở dạng tự do cao nên tiêu hóa rất nhanh và được hấp thu trọn vẹn rất phù hợp với các bé cơ địa dị ứng đạm sữa và chậm hấp thu. Sản phẩm có thể là lựa chọn thay thế sữa mẹ êm dịu, giúp hạn chế tối đa các vấn đề như nôn trớ, đầy hơi, táo bón, rối loạn tiêu hóa, tăng cân chậm, ốm vặt…
Với những ưu điểm của sữa dê OGN Milk Goat BA&IQ như trên, có thể nói đây là một sản phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ, đặc biệt là những trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa, trẻ bị dị ứng đạm sữa. Hãy liên hệ ngay New House Việt Nam để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm nhé!